Bhutan Có Gì Đặc Biệt? | Chiêm Ngưỡng Di Sản Thế Giới Tại Bhutan

Vườn quốc gia Jigme Dorji Bhutan

Sở hữu những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ, một nền văn hóa lâu đời đầy màu sắc và những địa điểm du lịch tâm linh nức tiếng, Bhutan đã làm say lòng vô số khách du lịch Bhutan từng đến với đất nước hạnh phúc này.

Dù chưa có Di sản Thế giới nào được UNESCO công nhận nhưng Bhutan vẫn có rất nhiều địa điểm góp tên trong danh sách dự kiến để trở thành Di sản Thế giới. Nghĩa là các địa điểm này còn cần đáp ứng một vài tiêu chí để được UNESCO công nhận.

Du khách sẽ thấy được đắm mình trong các tòa kiến trúc lâu đời với lối xây dựng đậm chất Bhutan và những khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng. Dưới đây là những địa điểm nằm trong danh sách dự kiến triển vọng để trở thành Di sản Thế giới.

Các tòa nhà theo lối kiến trúc Dzong

Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm: Punakha Dzong, Wangdue Dzong, Paro Dzong, Trongsa Dzong và Dagana Dzong.

Dzongs là những tòa nhà kiên cố nằm ở các điểm chiến lược phòng thủ, đồng thời cũng là trụ sở của các trường học Phật giáo. Năm tòa kiến trúc này được xây dựng bởi nhà lãnh đạo Zhabdrung Ngawang Namgyel, thủ lĩnh tinh thần đối với người Bhutan.

Các toà kiến trúc Dzong của Bhutan
Kiến trúc “Dzong” không chỉ là niềm tự hào trong xây dựng mà trong cả văn hóa của người Bhutan

Các công trình được nhà lãnh đạo này xây dựng như một nỗ lực trong việc thống nhất đất nước Bhutan vào thế kỷ 17. Ngày nay, ở các tòa kiến trúc này chứa các văn phòng chính phủ, cũng như một số đền thờ quan trọng. Bởi mục đích sử dụng đặc biệt này mà các Dzong đều được thiết kế rất đẹp mắt, vững chãi và phủ lên mình chất Bhutan không thể nhầm lẫn.

Phản ánh sự năng động của lịch sử và văn hóa Bhutan kể từ khi thống nhất vào thế kỷ 17 là ý nghĩa sâu xa được nhắn gửi trong những công trình kiến trúc này.

Tàn tích Drukgyel Dzong

Drukgyel Dzong (tên theo nghĩa đen là “Chiến thắng của Bhutan”) nằm ở Thung lũng Paro và được xây dựng vào năm 1649. Giống như năm công trình kiến trúc đã đề cập ở trên, Drukgyel Dzong cũng được xây dựng bởi Zhabdrung Ngawang Namgyel nhưng với mục đích sử dụng khác.

Tàn tích Drukgyal Dzong của Bhutan
Quang cảnh tàn tích Drukgyal Dzong ngày nay

Thay vì chưa các cơ quan hành chính hoặc tôn giáo, Drukgyel Dzong được xây dựng với chức năng phòng thủ. Tàn tích này được dựng gần biên giới Tây Tạng, như một pháo đài cản bước quân xâm lược. Drukgyel Dzong đã bị hỏa hoạn phá hủy năm 1951, nhưng vẫn là một di sản quan trọng vì tầm quan trọng chiến lược của nó trong việc bảo vệ khu vực.

Các thánh địa liên kết với Lạt Ma Phajo Drugom Zhigpo và các hậu duệ

Các thánh địa bao gồm Jago Dzong, Yangthe Thuwo Dzong, Taktshang, Tango, Gomdra, Thujedra, Draphu Senge Gyaltshen, Tshechudra, Tsendong Dowaphu, Langthangphu, Sengyephu, Gawaphu, Hungrelkha, Changkhag, Wachen và Dodeyna.

Đây là các thánh địa được liên kết với Phajo Drugom Zhigpo, người đã đưa truyền thống Phật giáo Drukpa – Kagyud từ Tây Tạng đến Bhutan. Những nơi này từng được Lạt Ma Phajo Drugom Zhigpo ban phước hoặc từng là các trung tâm của trường Phật giáo do Ngài thành lập.

Thánh tích di sản của Bhutan
Tu viện Hang Cọp không chỉ là biểu tượng tâm linh mà còn là một trong các thánh tích nổi tiếng tại Bhutan

Các thánh địa đóng vai trò chiến lược trong việc thống nhất đất nước Bhutan vào thế kỷ 17. Bao gồm có bốn dzong, bốn vách đá, bốn hang thiền và năm trung tâm của các gia tộc trong vùng có liên hệ với hậu duệ Lạt Ma Phajo Drugom Zhigpo.

Tu viện Tamzhing

Tu viện Tamzhing ở Bumthang là trụ sở chính của Đại Khai Mật Tông Pema Lingpa, một nhân vật quan trọng trong Phật giáo Mật tông. Tu viện được xây dựng vào năm 1501 và đặc biệt đáng chú ý với các bức tranh tường và các điệu nhảy được biểu diễn trong các lễ hội của người Bhutan (điệu Tsechu).

Tu viện Tamzhing di sản Bhutan
Tu viện Tamzhing nổi bật nhờ chính những bức tường đầy hình vẽ mang ý nghĩa văn hóa

Hiện nay, tu viện vẫn hoạt động với nhiều tu sĩ đến từ Tây Tạng.

Vườn quốc gia Royal Manas

Nằm ẩn về phía Đông của dãy Himalaya, thuộc khu trung tâm phía Nam của Bhutan, Vườn quốc gia là điểm sinh thái đa dạng sinh học của quốc gia này. Phía Nam vườn quốc gia, tại Ấn Độ, là khu bảo tồn Manas, nơi đã được công nhận là Di sản Thế giới.

Vườn quốc gia Royal Manas
Vườn quốc gia Royal Manas là khu sinh sống của nhiều loài động vật

Bao quanh Vườn quốc gia là những công viên rất quan trọng bao gồm Công viên Quốc gia Jigme Singye Wangchuk, Khu bảo tồn Động vật hoang dã Phipsoo, Khu bảo tồn Động vật hoang dã Khaling và Công viên Quốc gia Thrumshingla.

Vườn quốc gia là nơi bảo tồn động vật hoang dã từ năm 1966, và trước đó nó là một khu bảo tồn trò chơi. Nơi đây sở hữu các hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới, là ngôi nhà chung của nhiều loài động vật hoang dã, như hổ Hoàng gia Bengal, tê giác Ấn Độ, lợn Pygmy, voi châu Á, trâu nước châu Á và nhiều hơn nữa.

Vườn quốc gia Jigme Dorji

Vườn quốc gia Jigme Dorji nằm ở Tây Bắc Bhutan. Đây là khu bảo tồn quốc gia lớn thứ hai trong cả nước. Từ năm 1974, nơi đây là hoạt động là khu bảo tồn động vật hoang dã, sau đó mới trở thành vườn quốc gia.

Vườn quốc gia Jigme Dorji Bhutan
Một chú báo tuyết trong vườn quốc gia Jigme Dorji – Bhutan

Tại đây sự góp mắt của nhiều loài động vật quan trọng nằm trong sách đỏ bao gồm hổ, báo tuyết, chó hoang châu Á và hươu xạ Himalaya. Vườn quốc gia này cũng là nơi cư trú của một cộng đồng bán du mục có tên Layap.

Khu bảo tồn động vật hoang dã Bumdeling

Nằm ở Đông Bắc Bhutan, giáp cả Tây Tạng và Ấn Độ, Khu bảo tồn động vật Bumdeling là môi trường sống quan trọng của nhiều loài động vật như sếu cổ đen – loài động vật khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Ngoài ra nơi này còn là nơi cư trú của nhiều ngồi làng nhỏ, làng của những người chăn gia súc và nghệ nhân truyền thống.

Sếu cổ đen ở Bumdeling Bhutan
Khu bảo tồn động vật Bumdeling là ngôi nhà của loài sếu cổ đen quý hiếm

Khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng

Khu bảo tồn động vật Sakteng nằm ở phía Đông Bhutan, một vùng khá xa xôi và hẻo lánh nên không phát triển bằng các khu vực khác. Đây là ngôi nhà của nhiều người dân bán du mục.

Khu bảo tồn động vật Sakteng Bhutan
Ngoài thảm thực vật đang dạng, khu bảo tổn động vật Sakteng còn có nhiều loài động vật cư trú

Khu bảo tồn Sakteng còn được gọi là “Thiên đường của chi Đỗ quyên” bởi ở đây sở hữu hơn 35 loài hoa thuộc chi Đỗ quyên với đủ màu sắc từ hồng, đỏ, trắng và tím, tạo nên khung cảnh vô cùng đẹp mắt.